Ba tháng giữa thai kỳ là giai đoạn mẹ bầu cảm thấy khỏe khắn và hoạt động thoải mái nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cẩm nang bà bầu 3 tháng giữa sẽ có những thông tin bổ ích gì bạn nhé!
Cẩm nang bà bầu 3 tháng giữa về sức khỏe của mẹ
– Bệnh tiểu đường thai kỳ: Là căn bệnh gắn liền với sự bắt đầu hoạt động của nhau thai. Tới tháng thứ 4, nhau thai bắt đầu sản xuất ra hoóc môn ngăn chặn chất insulin thâm nhập vào cơ thể. Vì thế, lượng đường trong máu sẽ tăng lên, gây rối loạn quá trình trao đổi chất. Vì vậy, bạn nên làm xét nghiệm máu đều đặn để kiểm soát tình hình.
– Táo bón: Tình trạng này thường xảy ra do cơ ruột yếu đi. Mẹ bầu nên ăn nhiều chất xơ và uống đủ nước để tránh táo bón.
– Rubella: Còn được gọi là bệnh sởi Đức. Bệnh này do một loại bệnh do virus lây theo đường nước bọt trong không khí rất nguy hiểm đối với thai nhi. Bạn nên tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh này và hãy tiêm phòng Rubella trước khi có ý định mang thai.
– Bệnh Listerious: Là bệnh do vi trùng Listeria monocytogenes gây ra. Vi trùng xâm nhập qua niêm mạc đường ruột, và gây nguy hiểm đối với thai phụ vì có thể gây sinh non. Bạn nên tránh ăn các loại thịt sống hoặc tái, đồng thời rửa rau và hoa quả thật kĩ trước khi ăn.
– Bệnh viêm âm đạo do nấm Candila: Trong thời kỳ mang thai, môi trường bên trong âm đạo thay đổi sẽ khiến cho loại nấm Candila có cơ hội sinh sôi. Để phòng bệnh, bạn nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ “vùng kín” và không mặc đồ ẩm ướt.
Cẩm nang bà bầu 3 tháng giữa về sự phát triển của thai nhi
– Tuần thứ 13: Thai nhi có kích thước gần bằng nắm đấm và có trọng lượng khoảng 20 -28g. Tới cuối quý 2 của thai kỳ, thai nhi đã có thể dài 22 cm, gần bằng chiều dài từ cổ tay tới khuỷu tay. Trong vòng ba tháng này em bé đã có trọng lượng gần 1 kg.
– Sang tuần thứ 16: Lúc này nhau thai đã hoàn toàn hình thành và thai nhi có thể bơi trong vùng nước ối với khoảng không gian khá rộng rãi. Con bạn tha hồ với các hoạt động co người vào hoặc duỗi thẳng thân ra, chân và tay đập nhịp nhàng. Nhờ có những động tác này mà hệ thần kinh của bé được phát triển và các cơ được củng cố.
Giai đoạn này, bé yêu của bạn sẽ có những động tác như mút tay, hai mắt cũng trở về đúng vị trí hơn là ở cách xa nhau như trước kia, bé cũng đã bắt đàu học cách đưa mắt về các phía.
– Đến tuần thứ 21: Bé dần tròn trịa và có da thịt hơn do quá trình tích trữ mỡ. Gan cũng bắt đầu chuyển hóa bilirubin gián tiếp thành bilirubin trực tiếp rồi đưa ra ngoài cơ thể.
– Từ tuần thứ 24: Lúc này các tế bào phổi bắt đầu tiết ra chất chống dính màng phổi. Tuy nhiên lượng chất chống dính này tạm thời vẫn còn rất ít.
– Lưu ý: Nếu thiếu ôxy sẽ ảnh hưởng không tốt tới mẹ và thai nhi. Vì thế, bạn nên đi dạo ngoài trời để hít thở không khí trong lành ít nhất hai tiếng mỗi ngày.
Trên đây là cẩm nang bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ rất hữu ích cho các chị em phụ nữ trong quá trình tìm hiểu thông tin liên quan đến vấn đề mang thai và sinh con. Chúc các bạn có một sức khỏe tốt.
- Đăng kí lớp học tiền sản
- Đăng ký thai sản - sinh con